Giãn tĩnh mạch, một loại bệnh lý bằng đầu có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Không những thế, số lượng người mắc bệnh này đang trẻ hóa ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, nghịch lý là không có nhiều người thực sự quan tâm đến căn bệnh này bởi những suy nghĩ chủ quan rằng nó không ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy giãn tĩnh mạch là gì, căn bệnh này có nguy hiểm hay không và cách chữa trị như thế nào, câu trả lời sẽ có trong phần thông tin bên dưới.
Giãn tĩnh mạch là gì?
Đây là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn ngoằn ngoèo và phì đại. Bất kỳ tĩnh mạch nông nào cũng có thể bị giãn nhưng phổ biến nhất là ở chân. Thường xuyên đứng và đi thẳng chân làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch của phần dưới cơ thể có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới. Đối với nhiều người, bệnh gây mất thẩm mỹ do các mạch máu nổi hẳn lên chân nên thường bỏ qua việc tìm cách điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh lý nào nếu kéo dài thời gian cũng sẽ mang đến những biến chứng không mong muốn, ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Biến chứng của giãn tĩnh mạch là gì?
Các biến chứng của bệnh tuy hiếm gặp nhưng có thể là:
Loét: Những vết loét đau hình thành trên da gần các tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần khu vực mắt cá chân. Người bệnh cần chú ý các bất thường về màu da và đến bệnh viện kiểm tra nếu nghi ngờ mình bị loét do biến chứng của bệnh.
Huyết khối: Các tĩnh mạch sâu trong chân có thể bị phì đại khiến chân sưng đau. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể là bệnh huyết khối (hình thành cục máu đông) và cần được hỗ trợ y tế.
Xuất huyết: Các tĩnh mạch suy giãn ở gần bề mặt da có thể vỡ ra và gây xuất huyết nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần kiểm tra lại tại các cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ trường hợp xuất huyết não.
7 giai đoạn bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng
Việc xác định giai đoạn bệnh được chia theo nhiều yếu tố. Sau đây là 7 giai đoạn bệnh được phân loại theo các dấu hiệu lâm sàng, phụ nữ cần lưu ý:
Giai đoạn 0: Bệnh đã có nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay cảm nhận được khi sờ.
Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…
Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng.
Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều, chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.
Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.
Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.
Giai đoạn 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.
Điều trị suy tĩnh mạch như thế nào?
Mang vớ y khoa
Vớ y khoa là một trong những biện pháp được lựa chọn nhiều nhất trong việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Vớ y khoa có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa cũng như hạn chế tối đa việc bệnh này có thể phát triển theo chiều hướng xấu đi. Một vớ y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều, từ cổ chân lên đùi.
Tăng vận động bắp chân
Bạn nên thay đổi thói quen đứng yên một chỗ quá lâu mà hãy cố gắng vận động thường xuyên để giúp lưu lượng máu tuần hoàn dễ dàng hơn. Việc vận động sẽ không chỉ giúp bắp chân bạn tránh được bệnh suy tĩnh mạch mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến chân.
Liệu pháp xơ hóa
Bệnh nhân được tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch này bị mất chức năng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.
Phẫu thuật
Khi bệnh đã quá nặng và bạn không thể chịu đựng các cơn đau thì phẫu thuật là biện pháp tối ưu nhất để hạn chế sự nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng.
Sử dụng viên uống Vascovein hỗ trợ giảm giãn tĩnh mạch
Viên uống Vascosvein trên thị trường hiện nay được xem là một trong những viên uống cải thiện giãn tĩnh mạch khá hiệu quả bởi những thành phần dược liệu quý hiếm. Tinh chất hạt dẻ ngựa có trong sản phẩm giúp bạn giảm các cơn đau, tê cứng do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, tinh chất cây phỉ và hoa hòe giúp tăng khả năng chống viêm, lưu thông máu tốt hơn. Sản phẩm cam kết mang lại hiệu quả trong vòng 2-3 tuần nếu bạn sử dụng đều đặn 2 lần sáng – tối.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh giãn tĩnh mạch và có cái nhìn chủ động hơn trong việc tầm soát và cải thiện bệnh lý này.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu và phương pháp điều trị
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì? nguyên nhân và cách điều trị
Hướng dẫn cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả