Người bị giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng gì để tình trạng bệnh không trở nên nặng hơn

Giãn tĩnh mạch mạn tính là bệnh phổ biến, có đến 30% người lớn mắc bệnh. Người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng một trong thời gian dài có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đặc biệt là những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật…

Dấu hiệu nào nhận biết giãn tĩnh mạch?

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch thường biểu hiện qua các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Là hậu quả từ sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, chúng làm cho máu chảy theo khác với chiều chảy thông thường. Thay vì máu được bơm từ bàn chân lên tim, thì máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Ngoài ra  khi các tĩnh mạch giãn, sẽ dẫn đến việc kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Kết quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây đến tình trạng viêm nhiễm  tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân.

Bệnh giãn tĩnh mạch thường có biểu hiện qua một số triệu chứng bao gồm:

  • Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo và hằn sát lên bề mặt da, có màu, xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối từ nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa.
  • Đau nhức, mỏi chân hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Da trở nên khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn và nhiễm trùng mô mềm.
  • Cảm giác nóng, ngứa, tê rần, châm chích, co cứng hay bị chuột rút về đêm.

Nguyên nhân gây nên bệnh là các van trong lành tĩnh bị hư hại khiến máu bị ứ đọng, tĩnh mạch giãn ra. Nhưng yếu tố về chế độ ăn uống cũng tác động đến làm cho căn bệnh nặng thêm.

Một số loại thức ăn tốt cho người bị giãn tĩnh mạch

Đồ ăn chứa nhiều chất xơ

Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và tĩnh mạch
Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và tĩnh mạch

Người thiếu chất xơ thường xuất hiện chứng táo bón kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra bệnh trĩ – một bệnh lý suy giãn tĩnh mạch phổ biến ở người. Chất xơ hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng, hết táo bón, từ đó bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Vì vậy, trong chế độ ăn hằng ngày, người bệnh cần bổ sung nhiều loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ như súp lơ xanh, rau chân vịt, rau cải xoong, diếp cá, măng tây hay các loại trái cây như chuối, lê, đu đủ…đặc biệt tốt cho tĩnh mạch. Nó giúp tăng cường tĩnh mạch và mao mạch và ngăn ngừa chúng bị vỡ.

Thực phẩm giàu vitamin C

Được biết đến là một trong những loại vitamin tốt cho sức khỏe và tăng cường đề kháng. Ngoài ra vitamin còn có khả năng chống lại các tác nhân gây oxy hóa, ngăn ngừa sự hư hại của van và thành tĩnh mạch, làm chậm đi quá trình lão hóa và giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi. Vitamin C thường có nhiều trong các loại hoa quả họ cam, ổi, trong rau xanh…

Quả việt quất giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tốt

Quả việt quất có chứa anthocyanin - thành phần giúp chống giãn tĩnh mạch
Quả việt quất có chứa anthocyanin – thành phần giúp chống giãn tĩnh mạch

Quả việt quất là một trong những loại “thực phẩm sức khỏe” mà ai cũng biết đến và là một lợi ích cho ai dễ bị giãn tĩnh mạch. Do trong nó  có hàm lượng cao chất anthocyanin (sắc tố flavonoid), do đó nó đóng góp vào sức khỏe của collagen bằng cách trung hòa các enzyme phá hủy các mô liên kết và do gốc tự do. Quả việt quất là một nguồn tốt chất xơ không hòa tan và cả chất xơ hòa tan như pectin. Hơn nữa, so với hoa quả khác quả việt quất mang lại hàm lượng vitamin E rất lớn, giúp hỗ trợ cho việc điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Gừng

Theo trong y học về các loại thảo dược, gừng thường được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch vì nó có khả năng hòa tan fibrin trong các mạch máu và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu rất hiệu quả.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều vitamin C và E là loại vitamin sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tốt
Quả bơ chứa nhiều vitamin C và E là loại vitamin sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tốt

Ngoài các thực phẩm trên trái bơ còn chứa cả vitamin C và vitamin E. Đây là những loại vitamin được ưu tiên số một trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vitamin C và E là hai hợp chất chống oxy hóa, giảm gốc tự do rất tốt, khả năng chống lại khả năng viêm nhiễm, tăng sức đề kháng. Và đó là lý do quả bơ đang thuộc top trên của danh sách các thức ăn thực vật với nồng độ cao nhất của glutathione, là một phân tử tripeptit bảo vệ tim, tĩnh mạch, và các động mạch khỏi bị tổn thương oxy hóa.

Thực phẩm giàu rutin

Rutin được biết một là hợp chất glycosid thuộc nhóm flavonoid aglycon được chiết xuất từ hoa hòe, nó là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm cho thành mạch bền vững hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin này sẽ làm giảm tính chất chịu đựng của mao mạch khiến chúng dễ dàng bị đứt, phá vỡ… Các thực phẩm có hàm lượng lớn rutin có thể kể đến như hoa hòe, lúa mạch, hoa tam giác mạch, kiều mạch, cây dẻ ngựa…

Bên cạnh đó người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, hóa chất gây nghiện… chúng không chỉ ảnh hưởng tới bệnh mạch vành mà còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, cản trở sự lưu thông máu.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu và phương pháp điều trị
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả
Bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

0/5 (0 Reviews)
This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *