Cây hoa hòe từ lâu đã trở thành một bài thuốc chữa được khá nhiều bệnh mà dân gian lưu truyền. Bạn thường nghe quảng cáo hoặc các thầy thuốc nói rằng loài hoa này có thể chữa bách bệnh nhưng vẫn ngờ ngợ về thông tin của nó. Vậy thì phần nội dung bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng của loại hoa hòe.
Cây hoa hòe là một cây to cao từ 5 – 6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 đến 17 lá chét. Hoa mọc thành chùm, hoa nở hình cánh bướm màu vàng trắng. Cây hòe trước kia thường mọc hoang, hiện nay được trồng khắp nơi ở đất nước ta, thường dùng để uống nước và dùng để nhuộm màu vàng. Cây có tên khoa học Sophora japonica L, thuộc họ cánh bướm – Fabaceae.
Đặc điểm cây hoa hòe
Cây hoa hòe có chiều cao trung bình lên đến 15m, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong, lá kép, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Đài hoa hình chuông màu vàng xám. Nụ hoa hình trứng, có cánh nhỏ, màu trắng. Khi hoa chưa nở có độ dài khoảng 4-10mm, cánh hoa có màu vàng, mùi thơm, có vị hơi đắng. Người ta thường dùng phần hoa hoặc quả của cây hòe để làm các bài thuốc chữa bệnh, tuy nhiên phần lớn các dược liệu đều sử dụng hoa.
Phân bố
Cây hoa hòe ưa ẩm, sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Bắc, Hải Phòng và một số tỉnh Tây Nguyên.
Một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Bắc Mỹ… cũng trồng cây hòe để làm thuốc.
Thành phần hóa học có trong hoa hòe
- Hoa hòe: Các nụ hoa khô có thể chứa tới 20% rutin, betulin, sophoradiol, với một số quercetin. .Hoa nở chứa 8% rutin
- Quả hòe: Vỏ quả chứa 4 – 11% rutin, quả khô có genistein, rutin, N-methylcytosine, flavonoid aglycones hay quercetin, alkaloid cytisine, sophocarpin, …
- Hạt hòe: Chứa 0,5-2% rutin, flavonoid, alkaloid
- Lá: Trong lá chét có 5 – 6 % rutin. Ngoài ra còn có các chất khác như protein và lipid
- Rễ và gỗ: Bao gồm các thành phần irrisolidon, biochanin A 7-D-xylitylglucoside, biochanin A, biochanin A 7-D-glucoside , flemichaparin B, maackiain,…
Tác dụng của cây hoa hòe
Cây hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt: nhờ khả năng rút ngắn thời gian chảy máu nên nhiều người sử dụng loại hoa này như một loại thuốc quan trọng có sẵn trong nhà để cầm máu vết thương. Nếu sao hoa hòe để uống bạn có thể tăng gấp đôi khả năng cầm máu của nó. Những người có các bệnh như băng huyết, chảy máu chân răng, đại tiện, tiểu tiện ra máu thường sử dụng hoa như một loại trà uống hằng ngày để hạn chế mất máu.
Tác dụng đối với hệ tim mạch: Tiêm dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozit ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành.
Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm.
Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có trong hoa có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị.
Cách sử dụng hoa hòe hiệu quả
Hoa hòe sau khi hái xuống đem phơi nắng cho khô hoặc sấy ngay, sau đó đem hãm nước sôi hoặc sắc như các loại thuốc bình thường để uống, bạn có thể sử dụng 8-10g hoa mỗi ngày. Đối với những sản phẩm viên uống chứa tinh chất hoa hòa thì nên sử dụng từ 0,5-3g một ngày. Ngoài ra bạn có thể sử dụng loại hoa này sao thành than uống hằng ngày.
Viên uống Vascovein hỗ trợ giảm suy giãn tĩnh mạch
Đây là viên uống dành cho những người bị giãn tĩnh mạch rất tốt bởi tinh chất hoa hoè có trong sản phẩm không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn có khả năng tăng độ bền của mao mạch. Kết hợp viên uống và kem thoa Vascovein, chỉ sau 2-4 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả bởi hàng trăm nghìn người tiêu dùng mỗi ngày, đồng thời được nhà sản xuất cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả sau 4 tuần sử dụng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về công dụng của loại hoa này và tìm đến loại hoa này nếu đang mắc các bệnh như giãn tĩnh mạch, huyết áp, tim mạch.
Xem thêm:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả