Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay đang được xếp vào danh sách các loại bệnh phổ biến tương đương với các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường bởi số lượng người mắc ngày càng đông. Nội dung thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh đáng báo động này để hạn chế tối đa việc mắc bệnh lý này cho người thân và bản thân mình.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu. Theo nguyên lý, máu sẽ chảy từ tĩnh mạch nông sang tĩnh mạch xuyên và qua tĩnh mạch sâu về lại tim nhờ sự co cơ và các van tĩnh mạch. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến cho các van này tổn thương và giãn ra gây tình trạng máu chạy ngược lại, ứ đọng ở vùng ngoại vi.
Giãn tĩnh mạch còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch chi dưới, là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi. Bệnh đang có tần suất gia tăng trong khoảng thời gian trở lại đây và tập trung nhiều ở đối tượng phụ nữ. Bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động.
Nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chân
Hiện nay, các nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được xác định cụ thể, người ta thường khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh trong một số trường hợp sau.
Yếu tố di truyền: đây là một trong những nguyên nhân khách quan mà bạn không thể phòng tránh được. Hầu hết những người có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh này đều có nguy cơ mắc bệnh tương tựu lên đến 80%.
Yếu tố giới tính: Theo nghiên cứu, giới tính nữ có số lượng người mắc gấp 3 lần so với nam giới. Lý do được đưa ra là do các nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, quá trình mang thai, sở thích đi giày cao gót thường xuyên.
Yếu tố nghề nghiệp: một số công việc có đặc thù phải đứng quá lâu một chỗ khiến cho máu không thể tuần hoàn được gây ra bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Triệu chứng gây bệnh
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu ở phần bắp chân. Về cuối ngày, cơn đau sẽ rõ ràng và xuất hiện thường xuyên hơn, một số trường hợp sẽ sưng vù mắt cá chân.
Trong giai đoạn sau, khi bệnh đã nặng hơn thì bạn có thể nhìn thấy rõ các búi tĩnh mạch nổi hẳn lên da. Trong giai đoạn sau của bệnh, thầy thuốc có thể quan sát được các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da. Tình trạng loét da chân do thiếu dinh dưỡng, viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những trường hợp nặng.
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong tháng thai kỳ sẽ có những biểu hiện khó chịu hơn vì tử cung bị chèn ép cũng như nội tiết tố bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt.
Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân
Biện pháp chuẩn đoán bệnh
Giãn tĩnh mạch chân hiện nay có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua các triệu chứng lâm sàng dễ nhận thấy như căng tức, tê rần hai chi dưới và các búi tĩnh mạch nổi hẳn lên da. Bên cạnh việc chẩn đoán lâm sàng, để chắc chắn bạn bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì bác sĩ có thể can thiệp việc siêu âm hệ thống tĩnh mạch giúp xác định và đánh giá mức độ suy giãn của các tĩnh mạch, phát hiện sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch sâu từ đó gợi ý cho bác sĩ có quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân hay không.
Cách điều trị bênh
Đối với những trường hợp chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể điều trị bằng việc thay đổi một số thói quen hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chân như thường xuyên vận động, hạn chế việc ngồi hay đứng ở một chỗ quá lâu, bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa biến chứng viêm thành mạch.
Đối với các bệnh nhân đã bước sang giai đoạn sau, bạn có thể phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp y khoa như xâm lấn khác như chích xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần hoặc laser, dán thành tĩnh mạch bằng keo sinh học, chi phí điều trị bằng các phương pháp này tốn kém hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bằng tiến triển quá xấu yêu cầu bạn phải Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Đây là phương án điều trị cuối cùng, điều trị triệt để bệnh với tỷ lệ thành công cao trên 95%.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn và gia đình có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Từ đó thay đổi các thói quen không tốt để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả
Suy van tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Hướng dẫn cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả