Suy van tĩnh mạch là một bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng ngay tức khắc nhưng về lâu dài nó không chỉ khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn giảm xuống mà còn gây ra các biến chứng nặng hơn. Đây là một căn bệnh có thể chữa trị dứt điểm nếu bạn kiên trì. Dưới đây sẽ là một số thông tin quan trọng về bệnh suy van tĩnh mạch mà bạn cần biết để kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình.
Suy van tĩnh mạch là gì?
Có 3 loại tĩnh mạch ở các chi: tĩnh mạch nông nằm trong da và dưới da, tĩnh mạch sâu nằm trong các nhóm cơ, và tĩnh mạch xuyên kết nối hai loại trên. Khi chúng ta vận động, các cơ chân co lại, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi ngồi hay đứng, nhất là một thời gian lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Việc ngồi lâu hoặc ít vận động sẽ khiến cho các tĩnh mạch và thành van yếu đi và dễ bị tổn thương hơn. Khi đó, bệnh suy van tĩnh mạch sẽ xuất hiện.
Biểu hiện của bệnh lý
Bệnh suy van tĩnh mạch có đến 90% là do suy tĩnh mạch sâu và 10% còn lại là do suy tĩnh mạch nông. Mỗi người sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau bởi có người suy cả hai tĩnh mạch nông và sâu nhưng có người lại không. Tuy nhiên đa số các bệnh nhân mắc bệnh suy van tĩnh mạch đều có những biểu hiện cơ bản như đau nhức chân, thường xuyên bị chuột rút. Cảm giác tê, như kiến bò sẽ đến rõ ràng hơn vào chiều hoặc tối muộn. Có nhiều trường hợp sẽ sưng vù hai mắt cá chân gây khó khăn trong việc đi lại. Những mạch máu li ti nổi dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi.
Các triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh như xương khớp, thiếu canxi hoặc các bệnh liên quan đến vùng thần kinh ngoại biên nên việc chẩn đoán bệnh bằng mắt thường hay cảm nhận đều không mang lại kết quả chính xác.
Hệ quả của việc suy van tĩnh mạch nếu không được chữa trị sớm?
Không chỉ riêng bệnh này mà hầu hết các bệnh khác đều sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn nếu bạn kéo dài thời gian mà không điều trị dứt điểm nó. Nếu bạn cứ nén đau và chịu đựng thì một thời gian bệnh lý này sẽ trở nên khó chữa trị hơn khi chúng bắt đầu qua các triệu chứng nặng hơn như loét chân, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Hệ quả của việc kéo dài bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài chúng sẽ gây khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bạn, từ đó chất lượng cuộc sống cũng giảm đi rõ rệt.
Nguyên nhân gây bệnh
- Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh, đây là lý do khách quan bạn có muốn cũng không thể tránh khỏi.
- Các chị em phụ nữ là những đối tượng dễ mắc bệnh này bởi quá trình mang thai khiến cho áp lực lên tĩnh mạch kéo dài trong vòng nhiều tháng. Việc thay đổi nội tiết tố của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Do tính chất công việc phải đứng, ngồi một chỗ quá lâu hoặc mang vác các vật dụng quá nặng gây áp lực lên đôi chân.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.
- Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu.
Cách điều trị bệnh suy van tĩnh mạch
Bệnh nhân cần tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch ví dụ như nằm gác chân lên gối mềm cao từ 15 đến 20cm so với giường, nằm gác chân cao khoảng 15 phút 3-4 lần/ ngày. Bạn nên thường xuyên vận động mắt cá chân cũng như đôi chân của mình, hạn chế việc ngồi yên hoặc đứng quá lâu. Không nên làm những công việc khiến cho đôi chân chịu áp lực quá nhiều vì như thế sẽ khiến cho căn bệnh này ngày càng tiến triển xấu đi.
Chế độ ăn uống cũng được xem là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Các thực phẩm bạn nên bổ sung thường sẽ chứa nhiều vitamin C, A, D,… như sữa, trứng, các loại quả có múi như cam, bưởi, quýt, chanh,… Chất xơ từ các loại rau xanh cũng là một trong những gợi ý hoàn hảo cho bữa ăn của bạn.
Mang vớ nội khoa là phương pháp được nhiều người sử dụng bởi nó sẽ hạn chế tối đa những áp lực của sức nặng lên đôi chân. Đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hiển qua ngã nội mạch đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này để từ đó có thể bảo vệ được sức khỏe của chính mình và gia đình.
Xem thêm:
Bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Viên uống vascovein giải pháp cho người bị giãn tĩnh mạch
Bệnh suy tĩnh mạch là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]
Hướng dẫn cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả