Bệnh suy tĩnh mạch là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

Nguyên nhân gây bệnh suy tĩnh mạch và cách điều trị bệnh hiệu quả

Suy tĩnh mạch là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay bởi việc không vận động thường xuyên khiến cho căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.

Vậy suy tĩnh mạch là bệnh gì, bạn có đang xuất hiện những triệu chứng của bệnh mà không để ý, cách chữa trị bệnh này ra sao. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong phần nội dung bên dưới.

Suy tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là bệnh lý máu không lưu thông bình thường theo một đường nhất định đến các cơ quan của cơ thể mà bị trào ngược lại vùng ngoại biên gây ra hiện tượng ứ huyết.

Bệnh suy giảm tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ phần tĩnh mạch nào trên cơ thể, tuy nhiên vùng chân là nơi thường xuyên xảy ra bệnh lý này bởi hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, phức tạp và chịu nhiều áp lực hơn những vùng tĩnh mạch khác.

so sánh tĩnh mạch bị suy giãn và tĩnh mạch khỏe mạnh
so sánh tĩnh mạch bị suy giãn và tĩnh mạch khỏe mạnh.

Các nguyên nhân gây nên bệnh suy tĩnh mạch

Một trong những nguyên nhân bạn không thể phòng ngừa là do bẩm sinh, một số người khi sinh ra đó có kết cấu van tĩnh mạch không tốt nên dễ dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch.

Thói quen hằng ngày như ngồi lâu, thường xuyên vận động chân cũng là một trong những triệu chứng gây suy giảm tĩnh mạch bởi việc đôi chân bạn thường xuyên chịu áp lực lớn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.

Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu.

Một số nguyên nhân chủ quan khác có thể kế đến như: phụ nữ trong quá trình mang thai, những người thừa cân béo phì, những người lười vận động, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Triệu chứng nhận biết của bệnh suy tĩnh mạch

Biểu hiện của suy tĩnh mạch là các đường gân xanh dễ dàng nhận thấy
Biểu hiện của suy tĩnh mạch là các đường gân xanh dễ dàng nhận thấy.

Biểu hiện nhẹ

Cảm giác nổi trội nhất là khó chịu ở phần bắp chân, nặng chân, như có kiến bò và thỉnh thoảng nóng rát.

Ban đêm thường dễ bị chuột rút ở phần bắp chân, có trường hợp bị sưng vùng mắt cá chân. Các mao mạch và tĩnh mạch có dấu hiệu bị giãn.

Hầu hết những trường hợp này sẽ xuất hiện phần lớn vào chiều tối hoặc bạn đêm sau khi bạn kết thúc một ngày làm việc. Và chúng sẽ biến mất sau khi bạn thức dậy hoặc sử dụng một số phương pháp giảm đau như kê chân cao, chườm đá lạnh…

Biểu hiện nặng

Nếu bạn để tình trạng này kéo dài mà không can thiệp bằng nhiều biện pháp thì tình trạng sẽ nặng thêm với các biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.

Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có trên da, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Cảm giác khi sờ vào sẽ rất cứng và hơi ấm, dĩ nhiên cơn đau ở giai đoạn này sẽ khó chịu và đau đớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không bị ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

Huyết khối tĩnh mạch sâu: giai đoạn này cơn đau sẽ dồn dập và khó chịu hơn rất nhiều bởi nó đã ảnh hưởng đến huyết khối tĩnh mạch sâu bên trong. Cảm giác chân sẽ thường xuyên bị nóng, sưng đỏ, nặng hơn có thể chảy máu.

Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.

Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc.

Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Điều trị suy tĩnh mạch như thế nào?

Mang vớ y khoa để ngăn ngừa tình trạng bệnh suy tĩnh mạch không trở nên nghiêm trọng
Mang vớ y khoa để ngăn ngừa tình trạng bệnh suy tĩnh mạch không trở nên nghiêm trọng.

Mang vớ y khoa

Vớ y khoa là  một trong những biện pháp được lựa chọn nhiều nhất trong việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Vớ y khoa có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa cũng như hạn chế tối đa việc bệnh này có thể phát triển theo chiều hướng xấu đi.

Một vớ y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều, từ cổ chân lên đùi.

Tăng vận động bắp chân

Bạn nên thay đổi thói quen đứng yên một chỗ quá lâu mà hãy cố gắng vận động thường xuyên để giúp lưu lượng máu tuần hoàn dễ dàng hơn.

Việc vận động sẽ không chỉ giúp bắp chân bạn tránh được bệnh suy tĩnh mạch mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến chân.

Liệu pháp xơ hóa

Bệnh nhân được tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch này bị mất chức năng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.

Phẫu thuật

Khi bệnh đã quá nặng và bạn không thể chịu đựng các cơn đau thì phẫu thuật là biện pháp tối ưu nhất để hạn chế sự nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn và gia đình sẽ có những thông tin cần thiết nhất để giảm tác động tiêu cực của căn bệnh này đến đời sống hằng ngày. 

Xem thêm:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay có nguy hiểm không?
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Viên uống vascovein giải pháp cho người bị giãn tĩnh mạch.
Suy van tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

0/5 (0 Reviews)
This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *