Cây phỉ là một trong những loại dược liệu được ưa chuộng trong các ngành dược, mỹ phẩm thời gian trở lại đây. Những hoạt chất có trong cây phỉ có khá nhiều công dụng như dưỡng da, trị thâm, nám, điều trị bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về những công dụng thực sự của loại cây này để chắc chắn rằng những lời quảng cáo từ các nhãn hàng là đúng thì không nên bỏ qua phần nội dung thông tin dưới đây.
Đặc điểm của cây phỉ
Cây phỉ có tên gọi khoa học là Hamamelis virginiana, thường mọc nhiều ở các nước Châu Á và vùng Bắc Mỹ. Đây là một loại cây bụi có thuộc tính làm dịu và làm mềm. Chiết xuất từ cây phỉ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Loại cây này có chiều cao khoảng trên 5m, lá rụng theo chu kỳ, lá to có hình bầu dục và răng thưa.
Cây nở hoa vào mùa đông, quả có vỏ cứng, chuyển thành màu nâu khi chín. Đặc biệt, hạt giống chín có thể rơi ra khỏi cây xa đến tới 4,5m.
Loại cây này thuộc cây thân gỗ, trồng từ thân gỗ cứng hay từ hạt giống, được trồng nhiều vào mùa thu. Trước khi, đây là một loại cây mọc hoang ở trong rừng, mọc nhiều ở vùng miền đông nước Mỹ và Canada, hiện nay nó được trồng ở khắp châu Âu.
Cây phỉ chứa chất tannin. Khi thoa trực tiếp lên da có thể giúp làm giảm sưng, giúp liền da và chống lại vi khuẩn. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tác dụng của cây phỉ
Điều trị giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính nên không thể nào chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên, chất se tự nhiên có trong chiết xuất từ cây phỉ có thể làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng cách đắp một miếng vải được ngâm trong dung dịch nước cây phỉ lên vùng da cần điều trị. Sử dụng phương pháp này hàng ngày, bạn sẽ thấy hiện tượng giãn tĩnh mạch giảm đi đáng kể.
Tác dụng trị mụn
Chiết xuất cây phỉ có khả năng chống lại mụn trứng cá và xử lý các nhược điểm trên da rất hiệu quả. Nhờ khả năng làm giảm viêm da và giảm lượng dầu sản sinh, hỗn hợp chăm sóc da với thành phần là chiết xuất cây phỉ sẽ giúp làm giảm mụn trứng cá một cách nhanh chóng. Với những tinh chất ẩn sâu bên trong giúp hồi phục những làn da kích ứng, sưng viêm do mụn, nhờ đó quá trình tái tạo da được rút ngắn rất nhiều lần.
Chữa lành các vết bầm tím
Các vết bầm tím trên da cũng có thể phục hồi nhanh chóng nhờ chất tanin trong nước chiết xuất từ vỏ cây phỉ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đắp một miếng vải ngâm trong dung dịch nước này lên vùng da bị bầm tím. Liệu pháp này cũng có hiệu quả với vùng da bị bỏng.
Cây phỉ giúp điều trị trĩ
Tinh chất cây phỉ được xem là một “thần dược” trong việc điều trị bệnh trĩ, nó giúp làm dịu tình trạng sưng và đau do búi trĩ gây ra. Hiện nay, nhiều loại kem và miếng đệm chữa bệnh trĩ có chứa Witch Hazel để giảm chảy máu, ngứa ngáy và khó chịu do trĩ. Ngoài ra, tinh chất của cây còn phát huy công dụng tốt nhất khi kết hợp với các loại cây hỗ trợ hệ tuần hoàn như các cây thuộc họ Bồ hòn.
Dưỡng ẩm hiệu quả: Công dụng tuyệt vời của chiết xuất cây phỉ được thể hiện ở chỗ, nó vừa có khả năng loại bỏ lượng dầu dư thừa trên da, vừa hydrat hóa các lớp ngoài của da, giúp duy trì độ ẩm cho da. Trong thời tiết hanh khô, chiết xuất của cây là chất dưỡng ẩm vô cùng hiệu quả cho làn da của bạn.
Viên uống điều trị giãn tĩnh mạch Vascovein tinh chất cây phỉ
Bệnh giãn tĩnh mạch trong khoảng thời gian gần đây có số lượng tăng lên khá nhiều, trở thành một trong những phổ biến nhất hiện nay tương đương với bệnh đái tháo đường, cao huyết áp. Trên thị trường hiện nay, các loại viên uống với những thành phần dược liệu luôn được ưa chuộng. Với sản phẩm Vascovein được chiết xuất từ hạt cây phỉ và các loại thảo dược khác được xem là một trong những loại viên uống giúp chữa suy giãn tĩnh mạch tốt nhất. Nó không chỉ có hiệu quả trong việc chống viêm, giúp tuần hoàn máu mà còn khiến cho các cơn đau, tê nhức của bạn giảm đi rõ rệt.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của loại cây được xem là dược liệu quý giá của vùng Bắc Mỹ này.
Xem thêm:
Hạt dẻ ngựa những công dụng đặc biệt trong việc trị suy giãn tĩnh mạch
Hoa hòe có tác dụng gì? và cách sử dụng sao cho hiệu quả
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả