Vớ chống giãn tĩnh mạch có tác dụng gì? và cách dùng hiệu quả

Vớ chống giãn tĩnh mạch là gì và cách sử dụng sao cho hiệu quả

Hiện nay, nhiều người bị giãn tĩnh mạch và sưng, mỏi chân do tính chất công việc bận rộn đòi hỏi thời gian dài ngồi hay đứng làm việc quá lâu hoặc có thể vì thời trang không đúng cách gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu thông máu. Theo thống kê cho thấy bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến hơn 20% người trưởng thành. Trong những giai đoạn đầu, có nhiều cách để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như ngăn ngừa sự tiến triển của chứng giãn tĩnh mạch.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế suy giãn tĩnh mạch?

Ngồi lâu làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể
Ngồi lâu làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể
  • Hoạt động thể chất thường xuyên là chìa khóa để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, thường xuyên tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân khoa học.
  • Tránh thời gian đứng hoặc ngồi lâu, đặc biệt nếu bạn làm công việc văn phòng. Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên hơn để tránh làm dòng máu lưu thông tốt hơn.
  • Thường xuyên massage giúp hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là ở chân (nơi xuất hiện hầu hết các tĩnh mạch giãn).

Đặc biệt, hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu ra một loại vớ hỗ trợ co giãn tĩnh mạch trong ngày rất tốt, nó có thể hữu ích hơn bất kỳ loại điều trị tại nhà nào khác.

Vớ chống giãn tĩnh mạch chân là gì?

Vớ chống giãn tĩnh mạch chân là sản phẩm cứu cánh cho những người trong nghề đặc thù phải đứng hoặc ngồi lâu
Vớ chống giãn tĩnh mạch chân là sản phẩm cứu cánh cho những người trong nghề đặc thù phải đứng hoặc ngồi lâu

Vớ chống giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là tất y khoa, vớ giãn tĩnh mạch…) là tên gọi chung của loại dụng cụ đặc biệt chuyên sử dụng cho việc điều trị các chứng bệnh về giãn tĩnh mạch (bao gồm cả vớ cho tay và chân). Vớ y khoa được đan dệt bằng kỹ thuật đặc biệt có tạo lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với cả sinh lý người bình thường.

Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân (cẳng tay), do đó nó có thể hỗ trợ đưa máu về tim và giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành máu đông. Các loại vớ dùng cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch hiện nay bao gồm: vớ phòng giãn tĩnh mạch, vớ điều trị giãn tĩnh mạch, hai loại này có mắc áp lực khác nhau phù hợp với các đối tượng bệnh lý khác nhau.

Đối tượng dùng vớ y khoa

Theo nghiên cứu, vớ y khoa thường được chỉ định sử dụng cho những người bị bệnh suy tĩnh mạch. Bên cạnh đó, những người bình thường không bị bệnh cũng có thể đeo vớ này để phòng bệnh, đặc biệt là các đối tượng làm việc văn phòng, nhân viên phục vụ, bán hàng những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.

Những người thường xuyên đứng, đi lại hoặc ngồi nên mang vớ chống giãn tĩnh mạch để giảm sưng và giảm sự khó chịu cho bàn chân. Tuy nhiên vớ y khoa sẽ không phù hợp với những người mắc bệnh đái tháo đường, nghiện thuốc lá, bệnh lý động mạch ngoại biên… nhất là các bệnh nhân xuất hiện các vết thương hở hoặc lở loét thì càng không nên sử dụng loại vớ này.

Nên mang vớ y khoa trong bao lâu?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, đối với những trường hợp người có nguy cơ bị huyết khối thì nên sử dụng vớ hằng ngày để đề phòng các biến chứng. Các bạn chỉ nên sử dụng vớ chống giãn tĩnh mạch vào ban ngày, không sử dụng vào ban đêm để máu lưu thông bình thường và thư giãn đôi chân. Riêng đối với những người mắc chứng suy giảm tĩnh mạch thì nên mang theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn chưa quen với việc mang vớ suốt ngày thì hãy mang ít giờ cho quen rồi sau đó tăng dần thời gian lên.

Tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch của vớ y khoa

Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị hở “giãn” sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch trở về tim
Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị hở “giãn” sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch trở về tim

Vớ y khoa được biết đến với tác dụng có thể tạo ra một áp lực phù hợp lên các tĩnh mạch bị hở rồi từ đó giúp chúng khép kín trở lại cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, làm giảm nhẹ các triệu chứng của suy giảm tĩnh mạch. Khi mang vớ với áp lực phù hợp giúp giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù nề, đau nhức và đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.

Vớ áp lực có thể giúp cho việc đề phòng các biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu nhất trong trường hợp phải bất động kéo dài, chấn thương nặng, mang thai hay khi đi du lịch đường dài. Ngoài ra, vớ áp lực còn giúp cải thiện dòng máu sau quá trình can thiệp điều trị các bệnh về tĩnh mạch và giúp đề phòng, chữa khỏi các loét chi do bệnh tĩnh mạch gây nên.

Dùng vớ chống giãn tĩnh mạch thế nào để hiệu quả?

Người mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức áp lực vớ cho phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu vớ quá lỏng sẽ không phòng ngừa được huyết khối hoặc quá chặt làm ngăn cản dòng máu lưu thông. Còn nữa, bạn cũng cần lưu ý khi cơ thể có sự thay đổi về cân nặng nên đổi vớ kích thước khác phù hợp hơn.

Thường xuyên kiểm tra xem tất vớ có bó chặt gây đau rát hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ hay không, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây hình thành huyết khối. Theo dõi dòng máu ở chân và bàn chân ít nhất 1 lần mỗi ngày, nếu da bị lạnh, tái, nứt hay có cảm giác tê như bị kim châm thì phải liên lạc với bác sĩ điều trị để đổi kích thước hay loại vớ phù hợp.

 

Xem thêm bài viết liên quan:

Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì? nguyên nhân và cách điều trị
Cách massage chân đúng cách để trị suy giãn tĩnh mạch?

0/5 (0 Reviews)
This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *