Suy giãn tĩnh mạch tay là căn bệnh đang có xu hướng gia rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Bệnh lý này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nên đó là nguyên nhân đã đến việc nhiều người không có ý định chạy chữa ngay từ đầu. Tuy nhiên, bất cứ bệnh nào càng kéo dài thời gian thì tiến triển bệnh càng phức tạp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mà bạn cần biết.
Suy giãn tĩnh mạch tay là gì?
Suy giãn tĩnh mạch tay là một loại bệnh lý mà các tính mạnh ở vùng cánh tay bị suy yếu và giãn nở ra to hơn bình thường. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh này là phần mu bàn tay nổi các đường gân xanh trên da có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Mặc dù khoa học chưa ghi nhận ca tử vong nào do căn bệnh này gây ra nhưng việc chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm sút ít nhiều là điều có thể xảy đến.
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch tay nhưng nguyên nhân chính được xác định là do các tĩnh mạch bị suy yếu là do cấu trúc thành tĩnh mạch yếu khiến máu không được lưu thông một cách tự nhiên và ổn định. Tuy nhiên, khi cơ thể phát đi những tín hiệu liên quan đến bệnh đồng nghĩa với việc một số nguyên nhân khách quan từ bên ngoài đã ít nhiều khiến cho tình trạng bệnh dễ xuất hiện và ngày càng nặng thêm.
Tuổi tác là nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch tay. Theo thời gian, độ đàn hồi ở tay sẽ giảm bớt, chất béo trên mu bàn tay cũng mất dần, đặc biệt là ở độ tuổi sau mãn kinh ở phụ nữ.
Cơ thể lão hóa (khi lớn tuổi các liên kết collagen cấu tạo nên hệ cơ trong cơ thể bị lỏng lẻo dẫn đến hình thành nếp nhăn, và các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa), bàn tay mất trữ lượng mỡ và cơ.
Việc bạn vận động quá nặng như mang vác với trọng lượng lớn, tập nâng tạ,…những hoạt động có tác động lực trực tiếp đến tay cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc chứng bệnh này.
Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu kết luận rằng những người trong cùng huyết thống bị bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1,5 đến 2 lần người bình thường.
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch tay
Không dễ nhận biết như các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vì gần như ở giai đoạn đầu, bệnh suy giãn tĩnh mạch tay không có bất cứ triệu chứng đau nhức, tê tay hay sưng vì như ở chân. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là các đường gân xanh nổi trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, triệu chứng này thường thể hiện rõ khi bệnh đã chuyển sang nặng nên nếu không để ý kỹ bạn vẫn sẽ không nghĩ mình đang có các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay.
Giải pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tay
Phương pháp nội khoa
Điều trị suy giãn tĩnh mạch tay bằng phương pháp nội khoa: đây là giải pháp được đề xuất cho những người mới mắc bệnh lần đầu, chưa từng điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Nguyên lý hoạt động của phương pháp là sử dụng các loại thuốc giúp làm bền vững thành mạch, thúc đẩy máu lưu thông tuần hoàn ổn định. Đi đôi với cách điều trị này là việc bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Bổ sung vào bữa ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin E, C, D,..
Phương pháp ngoại khoa
Điều trị suy giãn tĩnh mạch tay bằng phương pháp ngoại khoa: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn, ưu điểm của giải pháp này có thể khiến các triệu chứng, các mạch máu xanh biến mất nhanh chóng hoàn toàn tuy nhiên chúng có thể quay lại nếu không được điều trị tận gốc.
Một số biện pháp bạn có thể tự làm tại nhà để điều trị bệnh:
- Tự xoa bóp, massage nhẹ nhàng hai bàn tay.
- Kéo căng cổ tay và các ngón tay để tăng cường độ đàn hồi cho bàn tay, giảm độ co cứng của tĩnh mạch và góp phần cải thiện tuần hoàn.
- Uốn cong các ngón tay để chúng ngửa về phía sau càng nhiều càng tốt, sau đó nắm chặt bàn tay lại. Lập lại nhiều lần.
- Để hai bàn tay chắp lại với tư thế cầu nguyện, sau đó nâng khủy tay lên trong khi hai bàn tay vẫn giữ tư thế đó và đưa về phía dưới, gần vị trí rốn.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ ít nhiều giúp bạn và gia đình mình quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân và không chủ quan dù là bệnh nhẹ hay nặng.
Xem thêm:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Top 6 loại thuốc, thực phẩm trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Suy van tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì? nguyên nhân và cách điều trị
Bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả